NỘI DUNG
Quy định về an toàn khi vận hành xe tải gắn cẩu
Khi vận hành xe tải gắn cẩu tự hành bạn cần tuân thủ những quy định như: độ tuổi và bằng lái của thợ vận hành, kiểm định thiết bị…
1. Quy định đối với người tham gia vận hành xe tải gắn cẩu:
- Trong độ tuổi lao động.
- Qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế.
- Đã được đào tạo nghề nghiệp và được cấp bằng lái xe cần cẩu tương ứng.
- Nắm vững và thực hiện nghiêm túc luật lệ giao thông.
- Sử dụng đủ và đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ.
- Người lái xe cần cẩu và người làm nhiệm vụ móc cẩu phải nắm vững các thông tin cho nhau bằng tín hiệu qui ước.
- Công nhân móc tải phải thông hiểu TCVN 4244-2005, có kinh nghiệm trong treo móc, lắp đặt phải biết tính toán, triển khai thực hiện công việc. Công nhân phải biết đọc và sử dụng biểu đồ tải của cần cẩu, cẩu tải, xe nâng, có khả năng phân tích đánh giá các mối nguy hiểm trong quá trình làm việc.
2. Yêu cầu về kiểm định xe tải gắn cẩu:
Cần cẩu thuộc danh mục các thiết bị có yêu cầu về an toàn theo qui định của Nhà nước phải được đăng kí và xin cấp giấy phép sử dụng theo các thủ tục hiện hành.
Đơn vị sử dụng chỉ được phép sử dụng những thiết bị nâng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được đăng kí và có giấy phép sử dụng đang còn thời hạn. Không được phép sử dụng thiết bị nâng, các bộ phận mang tải chưa qua khám nghiệm và chưa được cấp giấy phép sử dụng.
Việc kiểm định kỹ thuật thiết bị nâng phải được thực hiện trong những trường hợp sau:
- Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;
- Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn;
- Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;
- Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị nâng;
- Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.
Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng các thiết bị nâng nêu trên có trách nhiệm phối hợp với cơ quan kiểm định theo quy định của pháp luật.
Việc kiểm định tuân theo quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng QTKĐ 001 : 2008/BLĐTBXH (Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) bao gồm:
- Kiểm tra bên ngoài
- Thử không tải
- Thử tải tĩnh
- Thử tải động
3. Kiểm tra tình trạng của thiết bị:
- Kiểm tra cẩn thận các thiết bị an toàn (thanh chắn, bao che, đèn chiếu sang, thiết bị cảnh báo quá tải) đảm bảo tình trạng hoạt động bình thường.
- Đảm bảo rằng không có dầu hay nhiên liệu bị rò rỉ. Các seal vẫn kín tốt.
- Nếu đai ốc hay bulông đã bị lỏng phải siết chặt lại và thay thế các bộ phận bị mất/thiếu.
- Khi thay thế phải sử dụng các chi tiết dự phòng do nhà sản xuất cung cấp.
- Kiểm tra mức nhiên liệu, dầu động cơ, nước làm mát, dầu thuỷ lực và tất cả các vật tư tiêu hao, bôi trơn. Chỉ những vật tư tiêu hao và bôi trơn đúng tiêu chuẩn mới được sử dụng.
- Đảm bảo rằng các Seal, nắp đậy, ống lót trên tất cả thiết bị phải được lắp đặt chính xác.
- Kiểm tra điều kiện, áp suất khí của các bánh xe và vành xe.
- Khi khởi động xe cẩu, các cần điều khiển phải được đưa về vị trí trung gian.
- Tất cả các bàn đạp phải sạch và khô ráo. Hãy giữ buồng lái sạch và khô để chân không bị trượt trên bàn đạp. Điều chỉnh chỗ ngồi và kính chiếu hậu hợp lý.
- Quan sát tất cả các cảnh báo và các đèn hiển thị ngay khi khởi động động cơ.
- Kiểm tra để tin chắc cáp, xích, móc ở tình trạng hoàn hảo và phù hợp với tải trọng nâng dây xích.
Phải đảm bảo khoảng cách nhỏ nhất từ thiết bị nâng hoặc tải đến đường dây điện như sau:
• 1,5m đối với đường dây có điện áp đến 1KV
• 2,0m đối với đường dây có điện áp đến 1-22KV
• 4,0m đối với đường dây có điện áp đến 35-110KV
• 6,0m đối với đường dây có điện áp đến 220KV
• 9,0m đối với đường dây có điện áp đến 500KV
– Phải đảm bảo khoảng cách từ phần quay của cần trục đến chướng ngại vật ít nhất là 1m.
– Đậu đỗ xe cẩu càng gần vật nâng càng tốt để có thể nâng và giữ khoảng cách an toàn.
– Sử dụng hàng rào cảnh báo hoặc băng phản quan để đánh dấu vùng nguy hiểm của xe cẩu
4. Các yêu cầu về an toàn khi vận hành xe tải gắn cẩu tự hành
– Xe cẩu chỉ được di chuyển khi nó đã thu chân chống
– Quan sát công suất nâng và bảng áp suất chân chống của xe cẩu. Áp suất bề mặt của các đệm chân chống không bao giờ lớn hơn công suất chịu tải của mặt đất, xe cẩu có thể bị lật nhào.
– Độ dài dầm chân bung ra phải phù hợp với hướng dẫn trong bảng công suất nâng. Độ dài của tất cả các dầm chân phải luôn bằng nhau, trừ khi những hướng dẫn đặt biệt trong sổ tay vận hành.
– Xe cần cẩu phải đậu trên nền bằng phẳng vững chắc, không bị lún hoặc đã kê chống lún bằng tà vẹt và được hãm bằng thắng tay, nếu cần phải chèn bánh.
– Nếu xe cần trục có chân chống phải hạ chân chống xuống nền vững chắc, dưới chân chống có đặt các tấm lót đúng qui cách.
– Giám sát sự di chuyển của dầm chân tránh sự nén ép hay cọ xát khi di chuyển.
– Điều chỉnh các cylinder chân để bù cho những bề mặt đất không đồng đều. Chú ý điều chỉnh đồng đều các cylinder.
– Nếu vật liệu lót lún trên mặt đất thì cylinder chống phải có đủ hành trình để có thể cân bằng được xe cẩu.
– Quan sát đồng hồ mức trên xe để kiểm tra độ cân bằng của xe cẩu
– Không được nghiêng xe cẩu để tăng bán kính làm việc. Xe cẩu phải luôn luôn được cân bằng ngang.
Trên đây là một số quy định về xe tải gắn cẩu cũng như những yêu cầu cần thiết khi vận hành xe tải gắn cẩu bạn cần lưu ý, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp mời mời các bạn liên hệ với chúng tôi theo Hotline: (84-24) 6292 8289